Thời Yayoi trong sách sử Trung Quốc Thời_kỳ_Yayoi

Chuông đồng thời Yayoi. Bảo tàng Guimet

Những ghi chép sớm nhất về cư dân sống ở Nhật Bản là từ các thư tịch cổ của Trung Quốc trong thời đại này, Oa (倭), cách phát âm theo tiếng Nhật với một cái tên cổ mà Trung Quốc đặt cho Nhật Bản, được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 57. Oa Quốc đã nhận được kim ấn của hoàng đế Trung Quốc thời Hậu Hán. Sự kiện này được chép lại trong Hậu Hán Thư. Con dấu đó đã được tìm thấy ở miền bắc Kyushu vào thế kỷ XVIII. Oa Quốc còn được nhắc đến vào năm 257 trong Ngụy Chí thời Tam Quốc.

Những sử gia Trung Quốc khi đó mô tả Oa Quốc là một vùng đất bao gồm hàng trăm các cộng đồng bộ lạc du mục, chứ không phải là một quốc gia thống nhất với lịch sử đã được 700 năm như trong tác phẩm sáng tác vào thế kỷ VIII Nihongi, một tác phẩm nửa lịch sử, nửa huyền thoại viết rằng nước Nhật Bản đã được hình thành từ năm 660 TCN. Những thư tịch cổ của Trung Quốc vào thế kỷ III chép rằng người dân Oa Quốc ăn cá sống, rau và cơm nấu trong ống tre hoặc các khay bằng gỗ, vỗ tay khi tiến hành các hoạt động thờ phụng (những nghi thức như vậy vẫn còn tồn tại ở các ngôi đền Shinto đến tận ngày nay) và xây những lăng mộ chôn người chết bằng đất. Họ cũng có các quan hệ vua – tôi, thu thuế, xây dựng các kho thóc và chợ ở địa phương cũng như than khóc cho người chết.

Một phụ nữ, được biết đến dưới cái tên Himiko ở Nhật Bản, cai trị một nhà nước sơ khai tên là Yamatai, đặc biệt phồn thịnh trong suốt thế kỷ III. Himiko giữ một vị trí biểu tượng tinh thần trong nhà nước đó. Con trai bà mới là người điều hành đất nước, bao gồm cả các hoạt động ngoại giao với nhà Ngụy (220265) ở Trung Quốc.

Liên quan